Ông bà ta từ xưa đã có câu “An cư lạc nghiệp”, điều đó cho thấy việc xây dựng nhà ở vô cùng quan trọng. Đặc biệt ở thời điểm hiện tại, có được ngôi nhà phố là vô cùng đắt đỏ và tốn kém. Với diện tích hẹp và giao thông dày đặc vì thế bạn cần phải tính toán thật kỹ lưỡng trước khi xây dựng. Trong bài viết này, Sunshine Caf xin chia sẻ cho bạn những lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố để việc thi công diễn ra thuận lợi.
Tìm hiểu thủ tục pháp lý khi xây dựng nhà phố
Trước khi xây dựng nhà ở bạn cần phải thực hiện hoạt động xin cấp giấy phép xây dựng tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Một số điều kiện để được cấp phép như sau:
– Việc xây dựng nhà phải đúng với mục đích sử dụng đất và phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Trong quá trình xây dựng phải đáp ứng yêu cầu về vấn đề bảo vệ môi trường và phòng cháy chữa cháy. Đảm bảo an toàn đối với những bất động sản ở xung quanh.
– Luôn kiểm tra để đảm bảo an toàn về cơ sở hạ tầng, giữ khoảng cách với các công trình khác để tránh xảy ra những sự cố về cháy nổ.
– Công trình được xây dựng phải cách xa những nơi liên quan đến quốc phòng và an ninh.
Một số bước cơ bản về việc làm thủ tục nộp hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng:
Bước 1: Nộp 01 hồ sơ tại UBND cấp huyện nơi xây dựng nhà ở và xin giấy phép xây dựng.
Bước 2: Bộ phận tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì người sử dụng đất phải bổ sung thêm. Nếu hồ sơ đã đầy đủ thì viết giấy biên nhận và đưa cho người sử dụng đất.
Trong trường hợp cần phải xem xét thêm thì cơ quan cấp giấy phép xây dựng sẽ thông báo lý do cho người sử dụng đất bằng văn bản. Đồng thời báo cáo về cấp trên để xem xét và chỉ đạo thực thi.
Bước 3: Cuối cùng người sử dụng đất đến nơi tiếp nhận hồ sơ để xem kết quả và nộp lệ phí. Sau đó nhận giấy phép xây dựng kèm theo hồ sơ có đóng dấu của cơ quan cấp phép hoặc văn bản trả lời trong trường hợp không đạt tiêu chuẩn để cấp phép thi công. Lên kế hoạch, dự toán chi phí trước khi thi công
Đầu tiên, bạn phải xác định được căn nhà này sử dụng nhằm mục đích gì (để ở, cho thuê hay kinh doanh). Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lên ý tưởng xây nhà như phong cách thiết kế, bố trí các phòng, vật liệu, màu sắc,…
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Để việc thi công được suôn sẻ thì gia chủ cần phải xem ngày giờ nào tốt để tiến hành sắp xếp việc thi công từng hạng mục quan trọng. Mỗi giai đoạn thi công cần có kế hoạch cụ thể để chủ nhà chuẩn bị vật tư đầy đủ. Giúp cho việc bảo quản được dễ dàng hơn và tránh tình trạng mất mát vật liệu xây dựng.
Để giai đoạn thi công diễn ra thuận lợi thì chủ nhà cũng cần có một kế hoạch tài chính chi tiết. Sau đây bạn có thể tham khảo một số công thức để ước lượng số tiền đầu tư cho ngôi nhà của mình nhé!
- Phương pháp bóc tách cùng với lập bảng dự toán chi phí thi công: Đây là phương pháp chính xác nhất, nhưng cũng khó khăn nhất, vì yêu cầu chủ đầu tư phải có kiến thức về chi phí vật tư và nhân công xây dựng. Phương pháp này dựa trên bản thiết kế sơ đồ thi công và bóc tách khối lượng công trình theo các hạng mục, gói thầu, kế hoạch và tiến độ dự án. Sau đó, nhân với đơn giá xây dựng để ra được bảng dự toán chi tiết.
- Phương pháp tính theo diện tích xây dựng: Đây là phương pháp đơn giản và dễ hiểu nhất, nhưng cũng có thể gây sai lệch so với thực tế. Phương pháp này chỉ cần biết được diện tích xây dựng của công trình và đơn giá xây dựng trung bình trên thị trường. Diện tích xây dựng bằng diện tích sàn cộng với diện tích khác (phần móng, mái, sân, tầng hầm). Đơn giá xây dựng phụ thuộc vào loại công trình (nhà phố, biệt thự), phần thô hay trọn gói, và loại vật liệu hoàn thiện. Theo khảo sát của một số trang web xây dựng, đơn giá xây dựng trung bình dao động từ 2.800.000 đến 7.500.000 đồng/m2.
Xác định phong cách thiết kế kiến trúc
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phong cách thiết kế, mỗi phong cách đều mang vẻ đẹp và kiến trúc riêng. Chính vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ phong cách mình muốn và nhắc nhở đơn vị làm cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố để hiện thực hóa ngôi nhà của bạn. Sau đây Sunshine Caf sẽ gợi ý cho bản một số mẫu thiết kế được yêu thích hiện nay:
Phong cách Cổ điển
Phong cách này bắt nguồn từ Pháp sau đó phát triển và trở nên phổ biến ở các nước Châu Âu vào thế kỷ XVII. Thiết kế này được lấy cảm hứng từ những công trình kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại.
Không gian bên trong thường được sử dụng những món đồ đắt giá, vật liệu cao cấp,… Tất cả sự hài hòa này tạo ra sự sang trọng và đậm chất hoàng gia. Cho đến ngày nay, phong cách này vẫn phát triển mạnh mẽ và được xem là xu hướng thiết kế cho những người quý tộc và địa vị cao trong xã hội.
Phong cách Tân cổ điển
Với tinh hoa được chắt lọc từ quá khứ và nét phóng khoáng của người hiện đại làm cho ngôi nhà vừa sang trọng, vừa nhẹ nhàng. Vẻ đẹp này đã chinh phục được ánh mắt của biết bao người và được xem như “thước đo chuẩn mực” của lối sống thượng lưu, quý tộc.
Phong cách Hiện đại
Mặc dù đã xuất hiện từ lâu và phổ biến trên thế giới, tuy nhiên phong cách này vẫn được yêu thích tại Việt Nam. Với sự khỏe khoắn, tối giản mang nhiều sự độc đáo giúp gia chủ thể hiện được cá tính riêng của mình.
Phong cách Địa trung hải
Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố thiên nhiên nhưng không kém phần hiện đại, quý phái. Thiết kế này là sự tổng hợp từ phong cách Beaux-Arts đậm chất nghệ thuật cùng lối kiến trúc Gothic tạo sự tinh tế và gần gũi với thiên nhiên.
Trao đổi ý tưởng thiết kế với kiến trúc sư
Ngôi nhà mơ ước của bạn có được thực hiện hay không phụ thuộc rất lớn vào kiến trúc sư. Vì thế việc trao đổi ý tưởng thiết kế giữa chủ nhà với kiến trúc sư là vô cùng quan trọng. Khi bắt đầu trao đổi ý tưởng, bạn cần trình bạch một cách rõ ràng, cụ thể để nhà thiết kế dễ hình dung. Bên cạnh đó bạn cần hỏi đơn vị thiết kế cần nên lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố để tránh những rủi ro có thể xảy ra
Sự hợp tác chặt chẽ này mang lại sự đa dạng và sáng tạo, đồng thời đảm bảo tính thẩm mỹ và sự tiện dụng. Trong quá trình thảo luận, sự linh hoạt là chìa khóa. Cả hai bên cần sẵn lòng lắng nghe ý kiến của nhau để mở ra sự mới mẻ cho thiết kế.
Trong cuộc trao đổi ý tưởng, chủ nhà thường mang đến những góc nhìn, ý kiến và mong muốn cụ thể về không gian và chức năng của công trình. Bạn cần mô tả về phong cách sống, sở thích cá nhân, và các yếu tố văn hóa muốn thể hiện trong kiến trúc. Ngược lại, kiến trúc sư, với kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm cần phải đưa ra những ý tưởng sáng tạo và hiệu quả, đồng thời giải thích về khả năng thực hiện và những ưu điểm của từng lựa chọn thiết kế.
Chọn vật liệu xây dựng
Tìm hiểu rõ quy trình xây dựng
Đây là bước quan trọng để hiểu sâu về sự phức tạp của việc tạo ra những công trình đẹp mắt và chất lượng. Trong mỗi dự án xây dựng, quy trình này không chỉ là sự kết hợp của những công việc kỹ thuật, mà còn là sự đồng bộ của nhiều yếu tố khác nhau, từ quy hoạch ban đầu đến hoàn thiện cuối cùng. Một số công việc cần chuẩn bị trước khi xây dựng:
Chuẩn bị mặt bằng thi công
Đây là thứ quyết định rất lớn đến nhiều vấn đề như: nguyên vật liệu, cấu tạo, thiết kế, chi phí,… Đối với những nơi có diện tích nhỏ hoặc nằm sát các nhà xung quanh, sát mặt đường thì phải có sự tính toán chi tiết, rõ ràng.
Chúng ta cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố trong việc nhìn nhận và đánh giá mỗi đường nét đất đai, từ địa hình tự nhiên đến những yếu tố môi trường đang tồn tại. Từ đó, chúng ta lập kế hoạch chi tiết, định rõ vị trí của từng công trình chính, đường đi, và khu vực quan trọng khác, tạo nên một bản thiết kế tạo hình cho không gian sắp được xây dựng.
Phần nền móng
Đây được xem là bước quyết định sự ổn định và an toàn của ngôi nhà. Nền móng được xây dựng có trách nhiệm chịu tải trọng từ kết cấu xây dựng và tác động của môi trường xung quanh. Vì vậy bạn cần phải đầu tư đúng đắn vào phần nền móng đảm bảo rằng ngôi nhà sẽ đứng vững trước thời gian và các yếu tố môi trường.
Phần nền móng ổn định và chắc chắn giúp đảm bảo độ bền vững của công trình, giúp nó tồn tại và phục vụ mục đích sử dụng lâu dài. Do đó cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn vật liệu và kỹ thuật thi công phù hợp giúp tăng tuổi thọ của nền móng và toàn bộ công trình.
Thi công móng bê tông cốt thép
Móng cọc bê tông cốt thép là một loại móng cọc được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng, đặc biệt là khi địa hình có độ chịu tải yếu hoặc có nhiều lớp đất mềm. Móng cọc bê tông cốt thép có khả năng chịu lực cao, chống ăn mòn tốt, dễ thi công và kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình thi công chặt chẽ.
Phần thân của ngôi nhà
Phần thân của ngôi nhà là phần quan trọng nhất, quyết định đến độ vững vàng, chắc chắn, khả năng chống chịu trước những biến động thiên tai. Phần thân của ngôi nhà gồm có ba phần cơ bản: phần cột, phần sàn và phần tường. Mỗi phần được cấu tạo từ những kết cấu chịu lực và bao che riêng, có chức năng và yêu cầu kỹ thuật khác nhau.
Phần mái
Phần mái có nhiệm vụ bảo vệ ngôi nhà khỏi ảnh hưởng của thời tiết và các điều kiện tự nhiên bên ngoài. Phần mái cũng góp phần quan trọng tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà. Tùy theo vật liệu, cấu trúc, hình dáng và phong cách kiến trúc, phần mái có thể được phân loại thành nhiều loại khác nhau, như mái dốc, mái bằng, mái lệch, mái nhật… Mỗi loại mái nhà có những đặc điểm, ưu nhược điểm và yêu cầu kỹ thuật riêng.
Thi công phần hoàn thiện
Bạn cần lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố không chỉ vì vẻ đẹp mà còn vì độ bền và khả năng chống mài mòn, chịu nhiệt và ẩm. Đảm bảo lựa chọn vật liệu xây dựng và nội thất chất lượng cao.
Chú ý đến sự phối hợp màu sắc và kiểu dáng giữa các chi tiết nội thất và kiến trúc bên ngoài. Khi thi công cần làm từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới tạo nên một diện mạo đồng nhất và hài hòa. Một bước quan trọng nữa là chọn các loại lát nền, trần nhà, thiết bị điện,… để giúp cho ngôi nhà trở nên tiện lợi mà không kém phần sang trọng.
Nên thi công từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới. Lựa chọn các loại lát nền, trần nhà, quan trọng nữa đó là lắp đặt thiết bị điện trong nhà sao cho thuận lợi với mục đích sử dụng của gia chủ.
Giám sát giai đoạn thi công
Đây là quy trình quan trọng giúp đảm bảo sự an toàn cho ngôi nhà và tránh xảy ra những lỗi về mặt kỹ thuật. Về sự giám sát chặt chẽ trong mỗi giai đoạn cần được lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố.
Quy trình giám sát này giúp công trình hoàn thành đúng tiến độ, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Giám sát đòi hỏi sự kỹ lượng và cẩn thận trong suốt quá trình xây dựng. Sau đây là một số yêu cầu trong việc giám sát:
– Trong thời gian thi công việc giám sát cần phải diễn ra xuyên suốt từ khi khởi công đến khi hoàn thiện ngôi nhà. Nếu phát hiện ra sai sót, lỗi kỹ thuật dù lớn hay nhỏ cũng phải báo cáo để nhanh chóng khắc phục để hạn chế những rủi ro và chi phí phát sinh không đáng có.
– Kiểm tra xem tất cả những biện pháp an toàn lao động đã được thực hiện, bao gồm việc đeo đồ bảo hộ và tuân thủ các quy tắc an toàn công trình.
– Kiểm tra rằng mọi hoạt động đều tuân thủ các quy định và luật lệ xây dựng của Nhà nước. Đảm bảo yếu tố bảo vệ môi trường và dọn dẹp sạch sẽ để không ảnh hưởng đến các nhà xung quanh.
Hoàn thiện ngôi nhà
Sau khi thi công xong cần phải tổ chức các buổi kiểm tra định kỳ để đảm bảo cấu trúc và thiết bị hoạt động đúng cách, và điều chỉnh nếu cần thiết.
Cân nhắc lắp đặt hệ thống an ninh, bao gồm camera, cảm biến và hệ thống báo động để bảo vệ nhà và tài sản của bạn.
Bằng cách lưu ý đến những yếu tố trên, ngôi nhà sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời và đầy ý nghĩa, tạo nên một không gian sống đẳng cấp và ổn định cho gia đình.
Thông tin trên chúng tôi đã cho bạn một số lưu ý khi thi công xây dựng nhà phố. Hi vọng rằng thông tin này sẽ giúp cho bạn có được kiến thức để xây dựng ngôi nhà mơ ước của mình. Nếu cần đơn vị thi công xây dựng uy tín hãy liên hệ ngay với sunshinecaf.com để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí nhé!